1. Vì sao cơ thể cần thải độc? Chỉ có những người mắc các vấn đề liên quan đến gan mới cần thải độc hay người bình thường cũng cần thải độc và liệu trình như thế nào là phụ hợp,hợp, thưa bác sỹ?

Không đợi chi đến bệnh, thanh lọc cơ thể định kỳ, chẳng hạn 10 ngày mỗi tháng, hoặc  trong thời điểm cơ thể phải dung nạp nhiều độc chất (thuốc lá, rươu bia, hóa chất nông nghiệp, phế phẩm công nghệ, dựơc phẩm, hóa chất tổng hợp …) bằng giải pháp an toàn, biện pháp nên được thực hiện định kỳ nhằm 3 mục tiêu cơ bản:

  1. Giải tỏa áp lực cho các cơ quan giải độc trọng yếu như lá gan, trái thận, khung ruột, lớp da
  2. Tạo điều kiện để khôi phục hoạt tính bén nhọn của hệ thồng phòng vệ (bạch cầu, thực bào, kháng thể)
  3. Phòng tránh rối lọan biến dưỡng từ phản ứng sai lệch trên trục thần kinh – nội tiết – biến dưỡng, chẳng hạn vì stress, béo phì, tâm bệnh …
2. Tôi bị mắc tiểu đường và gout nhưng lại được khuyên dùng thuốc bổ trợ mát gan, điều này có cần thiết không thưa bác sỹ?

Không có thuốc bổ nào gọi là mát gan. Nói chính xác hơn là thuốc nhuận gan lợi mật. Giải pháp này rất hữu ích trong bệnh có liên quan đến hệ quả của rối loạn biễn dưỡng như tiểu đường, bệnh gút, nếu được kết hợp linh động trong phác đồ điều trị của thầy thuốc coi trọng quan điểm trị liệu toàn diện và có kinh nghiệm sử dụng dược thảo để qua đó vừa hỗ trợ chức năng giải độc của lá gan, vừa giới hạn phản ứng phụ của thuốc đặc hiệu khi phải dùng dài lâu.

3. Tôi bị ngứa ở phần mu bàn chân từ nhiều năm nay, cứ thi thoảng lại tái phát, điều này có liên quan đến chức năng gan không thưa bác sỹ?

Nếu đã bệnh từ nhiều năm, sao chưa đến bác sĩ? Nếu đã đến bác sĩ ắt hẳn đã biết chẩn đoán? Nếu bệnh, cho dù thỉnh thoảng, vẫn tái phát, nghĩa là chưa được điều trị đến nơi đền chốn, tại sao không tìm thầy trị cho xong? Tại sao không lo cho sức khỏe đúng bài bản mà lại mất thời giờ lên mạng lo chuyện tào lao? Ngứa không hẳn lúc nào cũng là do bệnh gan. Muốn biết có bệnh gan hay có bệnh khác cẩn được khám bệnh. Tại sao ngồi nhà chờ chẩn đoán từ xa?

4. Tôi bị nóng trong nên hay nổi mụn. Uống thuốc mát gan một thời gian thì đỡ nhưng sau lại tái phát. Tôi cần phải làm gì để điều trị dứt điểm thưa bác sỹ?

Đến thầy thuốc xin điều trị rối loạn nội tiết tố đúng bài bản. Thầy thuốc nhiều kinh nghiệm có thể kết hợp với thuốc thanh lọc cơ thể theo cách nhuận gan lợi mật. Nhưng đơn thuần dùng thuốc gọi là “mát gan” theo định kiến, theo quảng cáo chỉ vô ích vì bệnh không liên quan đến chức năng gan

5. Tôi bị tiểu đường gần 30 năm, hàng ngày phải tiêm và uông rất nhiều thuốc tây nên dùng an xoa để thải độc. Tôi dùng đến nay cũng được khoảng 1 tháng, thấy cơ thể mát hơn, đỡ nhức đầu, ăn ngủ tốt hơn nhưng khoảng 10 ngày nay bắt đầu nổi ngứa ngoài da. Xin bác sỹ cho biết đó có phải là biểu hiện chất độc đang được đào thải? Và liệu bao giờ thì chấm dứt được tình trạng này?

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường ngứa ngoài da, từ viêm da thần kinh do thiếu sinh tố B cho đến kích ứng da do đường huyết không ổn định. Bác sĩ chuyên khoa cần xét nghiệm máu mới biết chính xác nguyên nhân. Chưa khám bệnh, chưa chẩn đoán, chưa thay đổi phác đồ điều trị làm sao biết được khi nào thuyên giảm. Y khoa chân chính khác xa bói toán tàm xàm.

6. Men gan cao gây nguy hại gì cho sức khẻo thưa bác sỹ?

Men gan cao là mô tả không chính xác nhưng lại đang rất phổ biến khiến nhiều bệnh nhân khỏa lấp mức độ nguy hại. Men gan tăng cao có nghĩa là tế bào gan bị phá vở vì viêm gan siêu vi, viêm gan do độ cồn, viêm gan do ngộ độc hóa chất gia dụng, phế phẩm công nghệ … Tăng men gan đồng nghĩa với viêm gan và phải được điều trị NGAY nhằm ngăn chặn hệ quả xơ gan, ung thư gan.

7. Mề đay mẩn ngứa có liên quan đến chức năng gan không thưa bác sỹ? Nếu liên quan thì tại sao thường mỗi khi trời trở lạnh hay gió thì tôi mới bị nổi mề đay?

Phản ứng ngoài da dưới dạng gọi là mề đay là biểu hiện trong hàng trăm bệnh khác nhau. Mẫn ngứa không hẳn lúc nào cũng do bệnh gan, nhất là khi chỉ xuất hiện khi thay đổi thời tiết, vì nếu là bệnh gan thì lúc nào cũng có. Mẫn ngứa dưới dạng này thường do rối loạn nội tiết tố, rối loạn chất điện giải, stress … Muốn biết chính xác phải nhờ thầy thuốc sành bệnh tâm thể.

8. Bác sỹ đánh giá thế nào về giá trị các vị thuốc nam trong phòng ngừa và điều trị bệnh?

Đúng thầy mới mong đúng thuốc. Thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Tây, thuốc nào cũng thế tốt xấu tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của thầy thuốc. Có một điều chắc chắn. Nếu bệnh nhân tự ý dùng thuốc theo lời đồn thổi của ai đó trong đời chưa hề chữa được ½ bệnh nhân thì sớm muộn cũng cần xe … cấp cứu!

9. Dùng nhiều thuốc tây có nguy cơ dẫn đến xơ gan không thưa bác sỹ?

Không! Nếu dùng không đúng cách, nếu dùng cường điệu thì thuốc đông y cũng hại, thậm chí hại hơn thuốc tây vì thầy thuốc Đông y không biết theo dõi chức năng gan qua chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm huyết học, sinh hóa, kháng thể …

10. Làm thế nào để nhận biết cơ thể đang bị bệnh gan thưa bác sỹ?

Bệnh nhân đừng tự làm thầy thuốc. Đó là công việc của thầy thuốc. hể thấy không khỏe thì gõ cửa thầy thuốc nhờ tìm bệnh. Không có cách khác, hay nói đúng hơn, đang có nhiều cách bàn ra tán vào trên mạng xã hội bỡi những cá nhân không hề học qua một ngày nghề thầy thuốc!

11. Tôi bị xơ gan, người mệt mỏi, ăn không ngon, bụng phình to. Uống an xoa liệu bụng có xẹp xuống được không thưa bác sỹ?

Y khoa khác xa bói toán. Không có phỏng đoán mò! Chỉ có tiên lượng theo tiêu chí khách quan và thực nghiệm sau khi thầy thuốc cho y lệnh dùng thuốc.

12. Nghe nói sử dụng cà gai leo gây yêu sinh lý? Điều này có cơ sở khoa học không vậy bác sĩ?

Không! Nói chính xác hơn, không riêng gì cà gai leo, với dược thảo nào cũng thế, rối loạn chức năng sinh ly chỉ có thể xảy ra khi bệnh nhân tự dùng năm này qua tháng khác với liều cường điệu.

13. Cơ chế thải độc gan qua sản phẩm Cao an xoa An Hoà hay nói cách khác là sản phẩm Cao an xoa An Hoà tác động lên gan như thế nào?

Đồng bộ”3 trong 1” bao gồm bảo vệ tế bào gan, gia tốc tiền trình phục hồi mô gan và lợi mật để kéo phế phẩm ra khỏi gan theo ngõ an toàn.

14. Thưa bác sỹ, nên đi khám gan khi có một số triệu chứng hay có cần định kỳ bao lâu khám 1 lần không thưa bác sĩ?

Nếu đã phát hiện viêm gan siêu vi, cho dù ở thể chưa phát tán vẫn nên khám gan định kỳ mỗi 6 tháng
Nếu đã phát hiện và đã được điều trị hiệu quả vẫn nên khám gan định kỳ mỗi 3 tháng
Nên đến bác sĩ nội khoa xin tầm soát bệnh gan nếu ghi nhận các triệu chứng sốt về chiều, đầy hơi, biếng ăn, sụt cân, viêm da, táo bón, vàng da, đau tức vùng bẹ sườn phải.

15. Lượng cồn như thế nào thì có nguy cơ ảnh hưởng tới gan thưa bác sĩ?

Lượng cồn thặng dư nào trong máu nếu không được lá gan và trái thận xử lý kịp thời là nhân tố dẫn đến nghiện rượu và viêm gan. Muốn biết chính xác cần phải xét nghiệm trọn bộ chức năng gan. Muốn bảo vệ lá gan chỉ có 2 cách, hoặc tuyệt đối nói không với bia bọt, hay chỉ dùng bia không độ khi hội hè, hoặc tích cực chủ động bảo vệ lá gan bằng cách áp dụng dược thảo nhuận gan lợi mật và theo dõi chức năng gan một cách định kỳ, thay vì đợi bệnh mới chữa.

16. Tổn thương gan có thể phục hồi được không thưa bác sĩ?

Gan có khả năng phục hồi rất cao nhưng chỉ khả thi nếu được điều trị hiệu quả qua thầy thuốc nhiều kinh nghiệm, thay vì lang băm nói chuyện trên trời; nếu tuân thủ phác đồ điều trị toàn diện bao gồm thuốc đặc hiệu và thuốc sinh học trợ lực cho lá gan và sức đề kháng; nếu triệt tiêu tất cả nhân tố bất lợi cho khả năng phục hồi của lá gan, như thuốc lá, ma túy, bia bọt, thức khuya, chế độ dinh dưỡng cường điệu và đơn điệu.

17. Xơ gan gây nguy hại thế nào tới sức khoẻ thưa bác sĩ?

Nếu gọi là nguy hại thì không chính xác. Đó là giai đoạn NAN Y gần cuối của lá gan trước khi nhường chổ cho UNG THƯ GAN!

19. Tôi bị viêm gan B thể không hoạt động, bác sĩ điều trị có nói không cần chữa mà sống chung với bệnh, điều này có đúng không thưa bác sĩ. Và xin hỏi viêm gan B (bao gồm thể hoạt động, thể không hoạt động) có chữa khỏi được không?

Nếu đã là thể CHƯA hoạt động thì không cần điều trị đặc hiệu. Chỉ cần theo dõi định kỳ chủ động bảo vệ lá gan qua các biện pháp được để cập trong câu 16. Nếu bệnh chuyển sang thể hoạt động, phát hiện qua các lần khám gan định kỳ, thì phải được điều trị rốt ráo với bác sĩ chuyên khoa.

20. Bệnh viêm gan B có di truyền không thưa bác sĩ?

Không. Bệnh chỉ lan rộng qua đường lây nhiễm, cụ thể là đường máu, đường sinh dục. Chính vì thế mà chủng ngừa, khi chưa bệnh, là cách an toàn. Chính vì thế mà chữa bệnh đúng bài bản một khi biết bệnh để vừa cứu mình, vừa đồng thời là biện pháp bảo vệ người khác.

Câu 21: Có nên thải độc tẩy sỏi gan, sỏi mật bằng phương pháp y học thay thế (như sử dụng dầu dừa kết hợp muối biển…) hay không thưa bác sĩ?

Không! Vì hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ngay cả định nghĩa y học thay thế cũng là một quan điểm ngụy biện nhằm thủ lợi cho giới con buôn lợi dụng nỗi lo của người quá sợ bệnh.

Câu 22: Detox cơ thể có phải giúp thải độc gan không thưa bác sĩ?

Detox là định nghĩa nói chung về các biện pháp thanh lọc cơ thể, trong số đó tất nhiên không thể thiếu liệu pháp nhuận gan lợi mật. Vấn để phải quan tâm để đừng hại nhiều hơn lợi là 

  • Thời điễm thanh lọc
  • Tiến trình thanh lọc
  • Biện pháp thanh lọc

Cả 3 đều phải được quyết định chính xác bởi thầy thuốc biết rỏ cơ tạng và bệnh lý cá biệt của bệnh nhân

Câu 23: Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì có thể có thai thưa bác sĩ?

Tốt nhất tối thiểu 3 tháng sau khi hoàn tất chủng ngừa. Tốt hơn nữa sau khi xét nghiệm chức năng gan và hội ý kết quả với bác sĩ nội khoa.

Câu 25: Giữa viêm gan A,B và C thì loại nào nguy hiểm hơn thưa bác sĩ?

Viêm gan B và C. Viêm gan A không có gì đáng lo

26. Viêm gan C cấp có bao nhiêu phần % chuyển thành mạn tính thưa bác sĩ?

Tỷ lệ mãn tính cao nhưng không thể ước tính chính xác vì tùy thuộc vào một số yếu tố bất lợi như sức đề kháng, rượu bia, thuốc lá, cơ tạng suy dinh dưỡng, bệnh đi kèm, độ tuổi, lao tâm, lao lực … Chính vì thế mà trong phác đồ điều trị viêm gan C, dù cấp hay mãn, bắt buộc phải thay đổi nếp sinh hoạt và chủ động áp dụng hoạt chất sinh học, như dược thảo An Xoa để vừa công vừa thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa sành cách áp dụng y khoa sinh học để điều trị toàn diện, thay vì chỉ chữa cháy cầm canh.

27. Nguy cơ lây nhiễm viêm gan C qua đường tình dục có cao không thưa bác sĩ?

Không cao nếu áp dụng biện pháp an toàn chống lây lan, như bao cao su. Ngược lại, rất cao nếu cẩu thả trong mối quan hệ.

28. Thưa bác sĩ, nếu men gan cao kéo dài thì ngoài việc lá gan bị tổn thương còn gây nguy hại gì tới các bộ phận khác của cơ thể?

Tăng men gan kéo dài nghĩa là hoặc biết bệnh nhưng không chịu điều trị rốt ráo, chẳng hạn vẫn tiếp tục nhậu nhẹt, thuốc là, hoặc tuy đã được điều trị nhưng không hiệu quả, là đòn bẩy dẫn đến xơ gan, ung thư gan, bên cạnh các hệ quả khác như tiểu đường, xơ vữa mạch máu, viêm loét dạ dày không lành … Chính vì thể hễ phát hiên tăng men gan phải được điều trị ngay cho đến khi chức năng gan trở lại bình thường. Tăng men gan nghĩa là gan đã yếu. Do đó càng đỡ mệt cho lá gan nếu trọng điểm của phác đồ điều trị là hoạt chất sinh học, như cây thuốc đã được nghiên cứu qua y học hiện đại, chẳng hạn An Xoa, để có thể áp dụng lâu dài và an toàn vì bệnh gan đằng nào cũng phải điều trị nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.

29. Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không và có khả năng chữa được hay không thưa bác sĩ?

Gan nhiễm mỡ chỉ là dấu hiệu mô gan đã bị tế bào mỡ xâm lấn. Nặng nhẹ còn tùy lượng mỡ trong máu, còn tùy chức năng giải độc của lá gan. Chữa được hay không tùy mức độ nhiễm mỡ, cơ tạng suy yếu của mỗi bệnh nhân cá biệt, tùy khả năng chuyên môn của thầy thuốc và tùy thái độ tuân thủ y lệnh của bệnh nhân

30. Bác sĩ đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc thải độc?

Thanh lọc cơ thể là công đoạn cần thiết khi cơ thể tích luỹ phế phẩm từ thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng cường điệu, phản ứng phụ thuốc dùng sai, mất quân bình giữa lao động và nghỉ ngơi … Giải độc thông qua lá gan vì thế nên áp dụng khi cơ thể cần thanh lọc. Nhưng theo kiểu nào, theo liệu trình bao lâu là quyết định của thầy thuốc cho mỗi trường hợp cá biệt. Áp dụng thái quá theo bản tin tàm xàm trên mạng là lý do khiến lá gan đã mệt mau kiệt sức để rồi gậy ông đập lưng ông!

Câu 31. Tôi được biết cao an xoa sử dụng được cho người bị viêm thận mãn; mà tôi bị chứng thận hư thì dùng có tác dụng bổ trợ hay ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?

Dùng được hay không là do quyết định của bác sĩ đang chịu trách nhiệm điều trị chuyên khoa. Định nghịa thận hư của người đặt câu hỏi rất mơ hồ, chẩn đoán theo Tây Y hay theo Đông Y?, chẩn đoán có dựa theo tieu chí thực nghiệm của y học hiện đại, hay chẩn đoán theo định kiến cũa người bệnh? Không chẩn đoán đúng, không có thầy thuốc vững tay nghề, lo chi việc tự điều trị?!

Câu 32. Tôi được biết ngoài những độc tố gây ra ngộ độc cấp tính có biểu hiện ra bên ngoài như tiêu chảy, buồn nôn, lờ đờ… thì những loại độc tố có thể tích tụ trong cơ thể nhiều năm và phá huỷ dần sức khoẻ. Thông tin này có đúng không và mức độ nguy hại thực sự ra sao thưa bác sĩ?

Đúng! Nguy hại thực sự là hậu quả bào mòn sức khỏe và tạo điều kiện cho bệnh mãn tinh, bệnh do thoái hóa, bệnh ung thư … thừa nước đục thả câu. Chính vì thế phải cần biện pháp thanh lọc cơ thể định kỳ bằng cách vận dụng khả năng giải độc tích cực của lá gan, chẳng hạn dùng Cao An Xoa, nếu phải sinh hoạt, phải giao tế trong môi trường ô nhiễm.

Câu 33. Thưa bác sĩ, viêm gan do rượu bia và viêm gan do virus thì loại nào nguy hiểm hơn?

Loại nào phát tán sớm hơn, loại nào không được điều trị rốt ráo, loại nào không được điều trị đặc hiệu đi kèm tăng sức đề kháng, loại đó không chỉ nguy hiểm hơn, loại đó sớm muộn cũng dẫn đến hệ quả xơ gan, ung thư gan …!

Câu 34. Có nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan C khi đi săm mình, xỏ khuyên không thưa bác sĩ?

Có, nếu dụng cụ xâm mình không được thanh trùng đúng cách

Câu 35. Viêm gan C có tự khỏi không thưa bác sĩ?

Viêm gan B hay C, viêm gan nào cũng KHÔNG tự khỏi. Chỉ có cách

1. Nếu tuy nhiễm viêm gan nhưng chưa phát bệnh thì vừa lo bảo vệ lá gan vừa theo dõi định kỳ chức năng gan để phát hiện kịp thời

2. Khi phát hiện bệnh đã phát tán phải điều trị rốt ráo cho đến khi lành bệnh với xác minh dựa theo tiêu chuẩn thực nghiệm của y học hiện đại.

3. Dù đã phát hay chưa phát, đừng tự đầu độc lá gan bằng thuốc lá, bia bọt, lao tâm, lao lực.

4. Ngược lại, đừng quên định kỳ khám bệnh và tiếp hơi cho lá gan bằng hoạt chất sinh học bảo vệ nhu mô gan trong thành phẩm đã được nghiên cứu tác dụng, như An Xoa, Cà Gai Leo, nấm Lim Xanh, Bồ Công Anh …